Đối với các doanh nghiệp hiện nay, chắc chắn sẽ không thể bỏ qua được digital marketing. Tuy nhiên đây được đánh giá là một trong lĩnh quan trọng nhưng không kém phần phức tạp. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những kiến thức tổng quan và thông tin phù hợp nhất liên quan đến digital marketing. Hãy khám phá cùng Nhị Vân Media nhé!
Digital marketing – Kiến thức tổng quan
Nhị Vân sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm và những lợi ích khi thực hiện chiến dịch digital marketing nhé!
Digital marketing – Khái niệm
Marketing điện tử là tổng hợp quá trình lên kế hoạch về sản phẩm, mức giá phân phối. Cũng như dịch vụ, ý tưởng nhằm đáp ứng thoả mãn yêu cầu của khách hàng thông qua internet và các phương tiện kỹ thuật số.
Lĩnh vực sẽ được chia thành: owned media, earned media, paid media và social media. Cách triển khai digital marketing trên các kênh sẽ khác nhau về bản chất, chi phí, cách thức,… Ví dụ như trong khi owned media thường sẽ có chi phí thấp hơn so với paid media. Bởi paid media sử dụng quảng cáo hiển thị, social ads hay các KOLs,…
Một vài lợi ích của việc sử dụng digital marketing có thể kể đến như:
- Tính tiện lợi, linh hoạt
- Chi phí khởi điểm thấp
- Có khả năng tiếp cận nhanh và sâu rộng
- Dễ dàng trong việc kiểm soát và đo lường chất lượng
- Có thể xây dựng được mối quan hệ với khách hàng
Môi trường tác động đến digital marketing
Một vài môi trường sẽ có ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến dịch. Cùng khám phá nhé!
Môi trường vi mô
Đây là môi trường được hiểu rằng sẽ bao gồm các yếu tố có liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, thường hiệu và một sô lực lượng bên ngoài. Trước khi lên chiến dich digital marketing chi tiết, chúng ta cần xem xét về đơn vị cung cấp, khách hàng, đối tác, đối thủ cạnh tranh,…
Môi trường vĩ mô
5 thành phần phổ biến mà chúng ta thường thấy để tạo thành môi trường vi mô bao gồm: nhân khẩu học, kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và công nghệ. Các yếu tố này không có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp.
Nội bộ doanh nghiệp
Đây là những yếu tố nội sinh bên trong mỗi doanh nghiệp: nhân lực, ngân sách, máy móc, công nghệ, lịch sử hình thành, chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển,… Đối với doanh nghiệp, tổ chức muốn thành công thì cần phải xác định rõ đâu là yếu tố có thể thay đổi được và đâu là yếu tố không thay đổi được.
Công cụ truyền thông trong digital marketing
Nếu như bạn muốn gắn kết mọi người lại với nhau thì cần quan tâm tới các phương tiện truyền thông tương tác.
Search Engine Marketing & SEO
SEO giúp tối ưu công cụ tìm kiếm, cấu trúc website và xây dựng content cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Tỉ lệ hiển thị của thương hiệu trên thanh công cụ tìm kiếm Google sẽ tăng lên, giúp bạn mở ra cho mình được nhiều cơ hội tốt hơn.
Một số ưu điểm của SEO:
- Lưu lượng truy cập không mất phí
- Xây dựng thương hiệu, niềm tin và danh tiếng
- Tăng tính trải nghiệm cho người
- Cải thiện sự hiện thị của thương hiệu
Quảng cáo tương tác
Nhằm mục đích cuối cùng là ra số cho doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn sử dụng quảng cáo internet. Nó được thực hiện thông qua hoạt động của người tiêu dùng qua các nền tảng: like, share, comment, click,…
Social Media
Công cụ truyền thông này được sử dụng chủ yếu trên các nền tảng xã hội để tiếp cận, xây dựng mối quan hệ, tương tác với người dùng thông qua thiết bị công nghệ. Một số kênh phổ biển như: facebook, youtube, instagram, twitter,…
Viral Marketing
Việc khuyến khích mọi người lan toả thông điệp mà doanh nghiệp mong muốn truyền tải được gọi là viral marketing. Phương tiện truyền thông này tạo nên sự bùng nổi thông tin, hướng đến một tệp lớn khách hàng và mục tiêu chính là xây dựng thương hiệu.
Email Marketing
Một cách khác mà các doanh nghiệp có thể sử dụng đó chính là email marketing. Nội dung trong email có thể là: thông tin sản phẩm, tiếp thị, bán hàng,.. Email marketing sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và đo lường hiệu quả công việc chuẩn xác hơn.
Các công cụ truyền thông khách
Nhắc đến đây, không thể nào bỏ qua những công cụ quen thuộc: mobile marketing, telemarketing, sms & brand name marketing, truyền hình tương tác trực tiếp,..
Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động digital marketing
ROI
Đây là chỉ số giúp doanh nghiệp có thể biết được tỉ lệ doanh thu bán hàng từ chương trình digital marketing của mình. Đồng thời cũng so sánh được với số ngân sách mà doanh nghiệp đã đầu tư cho chiến dịch đó. Chỉ số được tính dựa trên công thức: Doanh thu bán hàng/Ngân sách đã chi.
CPW
Đây là số tiền mà doanh nghiệp đã phải bỏ ra cho mỗi đơn hàng. Chỉ số được tính bằng công thức: Ngân sách đã chia/số đơn hàng.
CPL
Chi phí dành cho khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả cho chiến dịch của mình. Từ đó, đưa ra những giải pháp để tập trung vào nguồn khách hàng tiềm năng.
Conversion Rate
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp, tổ chức có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch marketing. Chỉ số này phản ánh trực tiếp tỷ lệ hoàn thành mục tiêu của chiến dịch.
Incremental Sales
Lượng doanh thu tăng dần sẽ cho thấy hoạt động marketing của công ty có hiệu quả hay không, tác động trực tiếp như thế nào đến doanh nghiệp.
Mong rằng với những thông tin liên quan đến digital marketing như vậy sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có được chó mình những thông tin cần thiết.